Những câu hỏi thường gặp về bệnh chlamydia

    Ngày đăng : 11-06-2020 - Lượt xem :

    Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Chlamydia cũng có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài dạ con) có thể gây tử vong tiềm ẩn.

    1. Bệnh chlamydia lây nhiễm bằng cách nào?

     Bạn có thể bị nhiễm chlamydia khi quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng với người nhiễm chlamydia.

     Nếu bạn tình của bạn là nam giới, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh chlamydia ngay cả khi người đó không xuất tinh (phóng tinh).
     
     Nếu bạn đã từng nhiễm chlamydia và được trị liệu trước đây, bạn vẫn có thể bị nhiễm lại nếu quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm chlamydia.
     
     Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể truyền chlamydia sang em bé trong khi sinh.
     

    2.Tôi có thể tránh nhiễm chlamydia bằng cách nào?

     Không quan hệ tình dục bừa bãi

     Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài cả hai phía với người bạn đời đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD);
     
     Sử dụng bao cao su latex và tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
     
     

    3. Tôi có nguy cơ bị lây nhiễm chlamydia hay không?

    Bất kì ai có quan hệ tình dục cũng có thể bị lây nhiễm chalmydia thông qua quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng. 

    Người đồng tính nam, lưỡng tính và nam giới khác có quan hệ tình dục với đàn ông cũng có nguy cơ bị lây nhiễm vì chlamydia có thể lây truyền qua tình dục đường miệng và hậu môn.
    Nếu bạn là một phụ nữ 25 tuổi trở xuống có quan hệ tình dục, bạn nên tiến hành xét nghiệm chlamydia hàng năm. Người đồng tính nam, lưỡng tính và nam giới có quan hệ tình dục với đàn ông; cũng như phụ nữ mang thai cũng nên xét nghiệm chlamydia. 

    4. Bệnh chlamydia ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?

    Nếu bạn đang mang thai và nhiễm chlamydia, bạn có thể truyền bệnh sang em bé trong khi sinh. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi cho bé sơ sinh của bạn. Nhiễm chlamydia cũng có thể gia tăng khả năng sinh non.

    5. Các triệu chứng của bệnh chlamydia?

    Hầu hết người nhiễm chlamydia đều không có triệu chứng. Nếu bạn có triệu chứng, chúng có thể chỉ xuất hiện một vài tuần sau khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi chlamydia không gây ra các triệu chứng, nó có thể gây tổn thương hệ sinh sản của bạn.


     
      Một số dấu hiệu ở nữ giới:
     
    Dịch tiết âm đạo bất thường;
     
    Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
     
      Một số dấu hiệu ở nam giới:
     
    Dịch tiết ra từ dương vật;
     
    Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện;
     
    Đau và sưng ở một trong hai tinh hoàn (mặc dù triệu chứng này ít gặp).
     
    Nam giới và nữ giới cũng có thể bị nhiễm chlamydia trong trực tràng, khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn có xuất tinh bên trong hoặc lây lan qua vị trí bị lây nhiễm khác (ví dụ như âm đạo). Mặc dù các dạng lây nhiễm này thường không gây ra triệu chứng, chúng có thể gây ra
     
    Đau trực tràng;
     
    Tiết dịch;
     
    Chảy máu.
     

    KHÔNG mất thời gian chờ đợi

    GIẢM 30% Chi phí điều trị

    MIỄN PHÍ Tư vấn sức khỏe cùng các bác sĩ chuyên khoa

    ( LƯU Ý: Ưu đãi này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có mã hẹn khám trước. Nếu không có mã hẹn khám, đều phải thanh toán chi phí gốc )

    Hotline: 0243.287.8720

    Click [TƯ VẤN TRỰC TUYẾN] trao đổi trực tiếp

    Để tiết kiệm chi phí, hãy [ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI] bác sĩ sẽ liên hệ lại

    Bảo mật thông tin 100%

    hình ảnh phòng khám
    • Sảnh phòng khám

    • Phòng xét nghiệm

    • Bác sĩ chuyên khoa

    • Phòng chờ

    • Phòng lưu bệnh nhân

    • Kiểm tra bệnh